GIÁM SÁT THI CÔNG

Công ty TNHH MTV Công nghệ & Cuộc Sống CNS là đơn vị chuyên thiết kế, thi công và giám sát xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, các công trình nhà ở dân dụng nhà phố, biệt thự chuyên nghiệp.

LIÊN HỆ :  096 3000 379  ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHUC VỤ.

Giám sát xây dựng là chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh gía công việc những người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát.

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Giám sát thi công xây dựng công trình. Chủ thể có thẩm quyền giám sát, yêu cầu đối với việc giám sát và các nội dung giám sát thi công.

Để công trình xây dựng được thi công một cách có hiệu quả, đảm bảo tiến độ về mặt thời gian cũng như về chất lượng công trình, việc thi công phải được giám sát. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng 2014 và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Theo đó,vấn đề này cần lưu ý các nội dung sau:

  • Chủ thể có thẩm quyền giám sát:+ Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu:

– Tổng thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;

– Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực được tổng thầu thuê giám sát (với điều kiện tổng thầu có quyền thực hiện giám sát);

– Chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình với điều kiện có sự thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.

+ Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;

–  Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.

  • Yêu cầu đối với việc giám sát:

+ Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

+ Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;

+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

+ Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;

+ Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

+ Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;

+ Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

+ Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

+ Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

+ Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

+ Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;

+ Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

+ Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;

+ Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

ĐIỀU KIỆN GIÁM SÁT XÂY DỰNG

Theo quy định của Luật xây dựng 2014 giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng là nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng. Mặt khác đối với nhà thầu thiết kế xây dựng khi thực hiện dự án, công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

Theo quy định Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015

“Điều 28. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình

  1. Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo quy định của hợp đồng xây dựng.
  2. Nội dung thực hiện:
  3. a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
  4. b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
  5. c) Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;
  6. d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.”

Như vậy, khi thực hiện giám sát tác giả thiết kế xây dựng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đủ năng lực theo công trình dự án, cấp công trình và hợp đồng xây dựng.

CÁC HẠNG MỤC GIÁM SÁT

Giám sát công tác thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị và khu công nghiệp (4 tiết)
1. Tổng quan và phân loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị và khu công nghiệp
2. Giám sát thi công hệ thống cấp nước ngoài nhà
3. Giám sát thi công hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn
4. Giám sát thi công hệ thống cấp điện
5. Giám sát thi công hệ thống giao thông
6. Giám sát thi công cây xanh, công viên, vườn hoa
7. Giám sát thi công hệ thống tuynen kỹ thuật, hệ thống thông tin liên lạc
8. Các tiêu chuẩn kỹ thuật , phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Quy trình giám sát thi công, giám sát công trình xây dựng. Tư vấn giám sát thi công công trình.

1. Mục đích quy trình giám sát thi công
Quy định trình tự và các bước thực hiện công việc của các cán bộ giám sát và các bộ phận liên quan của trung tâm trong hoạt động Tư vấn Giám sát thi công.

2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các bộ phận và các cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn giám sát thi công.

3. Tài liệu viện dẫn

  • Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về hoạt động xây dựng
  • Nghị định 15/2013/NĐ – CP, ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • TCXDVN 371:2006 – Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng

4. Thuật ngữ

  • CBNV : Cán bộ nhân viên
  • P. HC-TH : Phòng Hành chính – Tổng hợp
  • P. KĐ : Phòng Kiểm định.

5. Nội dung quy trình giám sát thi công

5.1 Sơ đồ quy trình giám sát thi công

5.2 Mô tả sơ đồ quy trình giám sát:

  • Giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ cho các CBNV trong trung tâm theo Quyết định cử kỹ sư tư vấn giám sát thi công
  • Các CBNV được giao nhiệm vụ tư vấn giám sát xem xét hồ sơ gói thầu tư vấn giám sát (nếu có) và tòan bộ hồ sơ pháp lý của công trình, nếu có vấn đề gì thì đề xuất với Ban Giám đốc trung tâm.
  • Nếu không có vấn đề gì tiến hành tập hợp nghiên cứu hồ sơ, hiện trường và xác định các biểu mẫu áp dụng.
  • Giám sát chính lập Kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ cho từng giám sát viên.
  • Giám sát thi công cùng Chủ đầu tư và Các nhà thầu thống nhất:

+ Biện pháp thi công
+ Tiến độ thi công
+ Vật liệu đầu vào và các điều kiện để thực hiện từng công việc cụ thể

Các cán bộ Giám sát tiến hành công việc giám sát theo kế hoạch:
Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm :

  • Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
  • Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
  • Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
  • Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
  • Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
  • Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
  • Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

  • Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
  • Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
  • Xác nhận bản vẽ hoàn công;
  • Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định (TCXDVN 371:2006 và chương V – nghị định 15/2013/NĐ-CP );
  • Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *